Trong văn hóa Việt Nam Ăn trầu

Trong một ngôi mộ thuộc thời kỳ Đông Sơn khai quật ở núi Nấp, Thanh Hóa, nhà khảo cổ đã khảo sát mấy bộ răng có niên đại 1700 đến 3000 năm trước đây đã thấy chứng tích phẩm màu đỏ cùng những vết cọ xát qua kính hiển vi điện tử. Khi đem phân tích hóa chất thì thấy tương tự như hóa chất của cau nên có thể phỏng đoán là người cổ đại văn minh Đông Sơn đã có tục nhuộm răng ăn trầu.[5]

Sự tích trầu cau

Xem thêm thông tin: Sự tích trầu cau
Mâm trầu cau trong lể cưới

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có Sự tích trầu cau. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới.

Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.

Vị trí trong văn hóa Việt

Một đĩa trầu têm cánh phượngMột đĩa cau trầu đã têm

Trầu cau là những thứ ngày xưa không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Tuy rằng ngày nay các phong tục tập quán này mất đi khá nhiều nhưng nó vẫn còn mang ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.

Ngoài truyện cổ tích Trầu Cau, sau đây là một số thí dụ tiêu biểu:

  • Thương nhau cau sáu bổ ba,
    Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.—Ca dao
  • Quả cau nho nhỏ,
    Cái vỏ vân vân.
    Nay anh học gần,
    Mai anh học xa
    Lấy chồng từ thuở mười ba,
    Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
    Ra đường thiếp hãy còn son,
    Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.—Ca dao
  • Miếng trầu là đầu câu chuyện ý nói tục ăn trầu là bước đầu xã giao
  • Bỏ thuốc tậu trâu; bỏ trầu tậu ruộng.
  • Miếng trầu là đầu thuốc câm. ý nói ăn trầu của nhau thì phải nhờ lời giao ước kể cả việc giữ kín chuyện--Tục ngữ
  • Mời Trầu
    Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi,
    Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
    Có phải duyên nhau thì thắm lại,
    Đừng xanh như lá bạc như vôi.—Thơ của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Tục nhuộm răng đen cũng có liên hệ với tục ăn trầu tuy hai tập tục này là hai khía cạnh khác nhau. Một mang hình thức xã giao và lễ nghi, một là cách trang sức nhưng cả hai bổ sung cho nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ăn trầu http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1976183 http://www.dnaindia.com/report.asp?NewsID=1077043 http://www3.interscience.wiley.com/cgi-bin/abstrac... http://www.giaoducsuckhoe.net/article.asp?articleI... http://rooneyarchive.net/betel_section/zombrich_be... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://www.phapluattp.vn/news/van-hoa/view.aspx?ne... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Betel_...